Võ Tắc Thiên
Nữ hoàng Võ Tắc Thiên đại đế (624 – 705), cổ vãng kim lai duy chỉ có 1 người này. Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cũng có các tiểu nữ hoàng khác từng ngồi trên bảo tọa của hoàng đế, nhưng các quan điểm hiện nay chỉ xem Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất, bởi vì bà lên ngôi hoàng đế bằng chính thực lực của bản thân, không phải là tượng gỗ nghe theo sự điều khiển của kẻ khác
Lạc nhạn Vương Chiêu Quân
Thời Hán Nguyên Đế tại vị, nam bắc giao binh, vùng biên giới không được yên ổn. Hán Nguyên Đến vì an phủ Hung Nô phía bắc, tuyển Chiêu Quân kết duyên với thiền vu Hô Hàn Tà để lưỡng quốc bảo trì hoà hảo vĩnh viễn. Trong một ngày thu cao khí sảng, Chiêu Quân cáo biệt cố thổ, đăng trình về phương bắc. Trên đường đi, tiếng ngựa hí chim hót như xé nát tâm can của nàng; cảm giác bi thương thảm thiết khiến tim nàng thổn thức. Nàng ngồi trên xe ngựa gảy đàn, tấu lên khúc biệt ly bi tráng. Nhạn bay về phương nam nghe thấy tiếng đàn, nhìn thấy thiếu nữ mỹ lệ trên xe ngựa, quên cả vỗ cánh và rơi xuống đất. Từ đó, Chiêu Quân được gọi là “Lạc Nhạn”.
Trầm ngư Tây Thi
Thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, Việt quốc có 1 cô gái giặt áo, ngũ quan đoan chính, phấn diện đào hoa, tướng mạo hơn người. Khi cô giặt áo bên bờ sông, bóng cô soi trên mặt nước sông trong suốt làm cô thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy ảnh cô, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó,người trong vùng xưng tụng cô là “Trầm Ngư”.
Trác Văn Quân
của Tư Mã Tương Như thời Hán
Tiết Đào
Nữ thi nhân thời Đường, người gọi là Nữ Hiệu Thư, từng xướng họa cùng thi nhân nổi tiếng đương thời Nguyên Trẩn, thực lực không thua kém. Tác phẩm tiêu biểu : Ngô Đồng Thi (làm khi mới 8 tuổi)
Thượng Quan Uyển Nhi
Cháu gái Thượng Quan Nghị, hiệu xưng là Cân Quốc Thủ Tướng đầu tiên. Thời Đường Cao Tông, cháu gái tể tướng Thượng Quan Nghị là Thượng Quan Uyển Nhi, thông thuộc thi thư, không những biết ngâm thơ viết văn mà còn hiểu biết chuyện xưa nay, thông minh mẫn tiệp dị thường.
Thái Diễm
Tức Thái Văn Cơ, con gái của quan Nghị Lang Thái Ung thời Đông Hán
Tạ Đạo Uẩn
Cháu gái Tạ An, người xuất hiện trong điển “Vịnh Nhứ Tài”.
Hoa Nhị Phu Nhân
Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn từng ngưỡng mộ tài danh của Hoa Nhị Phu Nhân. Hoa Nhị Phu Nhân là Phí Quý Phi của Hậu Thục Hậu Chủ – Mạnh Xưởng, xuất thân là 1 ca kỹ ở Thanh Thành (nay ở phía Đông Nam thành phố Giang Yển). Tương truyền “Hoa Nhị Phu Nhân Cung Từ” có hơn 100 biến, trong đó thật ra chỉ có hơn 90 biến. Khi Tống diệt Hậu Thục, chỉ dùng có 1 vạn quân, 14 vạn quân Hậu Thục không chiến mà hàng, Hoa Nhị Phu Nhân theo Mạnh Xưởng lưu vong về phương bắc, đêm nghỉ ở Gia Minh dịch trạm, cảm hoài nỗi buồn nước mất nhà tan, đề lên vách quán bài “Thái Tang Tử”. Nhưng vì quân kỵ thôi thúc nên bị mất hết một nửa, cứ viết được 1 chữ lại rơi lệ.
Hầu Phu Nhân
Tùy Dương Đế Dương Quảng tại vị, quảng cáo cao lâu, bắt hàng ngàn thiên hạ mỹ nữ nhốt vào trong đó, Hầu Phu Nhân chính là 1 trong số hàng ngàn cung nữ đó mà suốt cả cuộc đời cũng chưa hề gặp được Tùy Dương Đế, cuối cùng tự ải mà chết.
Tùy Dương Đế Dương Quảng tại vị, quảng cáo cao lâu, bắt hàng ngàn thiên hạ mỹ nữ nhốt vào trong đó, Hầu Phu Nhân chính là 1 trong số hàng ngàn cung nữ đó mà suốt cả cuộc đời cũng chưa hề gặp được Tùy Dương Đế, cuối cùng tự ải mà chết.
Hoa nhượng Dương Quý Phi
Đường Triều Khai Nguyên niên, có một thiếu nữ tên gọi Dương Ngọc Hoàn được tuyển vào cung. Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở : “Hoa a, hoa a ! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy ?”. Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại Hàm Xú Thảo (cây mắc cỡ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là “Hoa Nhượng”.
Đường Triều Khai Nguyên niên, có một thiếu nữ tên gọi Dương Ngọc Hoàn được tuyển vào cung. Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở : “Hoa a, hoa a ! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy ?”. Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại Hàm Xú Thảo (cây mắc cỡ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là “Hoa Nhượng”.
Chân Hoàng Hậu
Sau khi Tào Phi xưng đế, sủng hạnh Quách hoàng hậu, Quách hậu cậy đắc sủng nên gièm pha Chân hoàng hậu, từ đó Chân hoàn hậu thất sủng. Sau khi bị vua bỏ lơ không nói đến, từ “Đường Thượng Hành” có thể đọc thấy được lòng tương tư cực chí của một người vợ đối với trượng phu, một lòng thâm tình vô hối. Sự chờ đợi của Chân hoàng hậu đáng thương cuối cùng chỉ là một tờ giấy chết của Tào Phi. Thậm chí sau khi chết, thi thể phải lấy tóc che mặt, lấy trấu lấp miệng, chịu nỗi khổ vũ nhục và lăng ngược.
Sau khi Tào Phi xưng đế, sủng hạnh Quách hoàng hậu, Quách hậu cậy đắc sủng nên gièm pha Chân hoàng hậu, từ đó Chân hoàn hậu thất sủng. Sau khi bị vua bỏ lơ không nói đến, từ “Đường Thượng Hành” có thể đọc thấy được lòng tương tư cực chí của một người vợ đối với trượng phu, một lòng thâm tình vô hối. Sự chờ đợi của Chân hoàng hậu đáng thương cuối cùng chỉ là một tờ giấy chết của Tào Phi. Thậm chí sau khi chết, thi thể phải lấy tóc che mặt, lấy trấu lấp miệng, chịu nỗi khổ vũ nhục và lăng ngược.
Bế nguyệt Điêu Thuyền
Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc, đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến nổi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là “Bế Nguyệt”.
Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc, đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến nổi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là “Bế Nguyệt”.
Ban Tiệp Dư
Ban Tiệp Dư là con nhà danh môn, còn trẻ đã học thành tài, thời Hán Thành Đế được lập làm Tiệp Dư. Chị em Triệu Phi Yến sau khi đắc sủng, ganh ghét tài năng phẩm hạnh của Ban Tiệp Dư, Ban Tiệp Dư ngày đêm lo sợ nên xin theo hầu thái hậu ở cung Trường Tín. Có thể bài “Đoàn Phiến Thi” được sáng tác tại cung Trường Tín, bài thơ nhỏ này dùng từ thái mới mẻ, tình như ai oán, biểu hiện thật ủy uyển hàm súc, có một loại khí độ oán mà không giận.
Ban Tiệp Dư là con nhà danh môn, còn trẻ đã học thành tài, thời Hán Thành Đế được lập làm Tiệp Dư. Chị em Triệu Phi Yến sau khi đắc sủng, ganh ghét tài năng phẩm hạnh của Ban Tiệp Dư, Ban Tiệp Dư ngày đêm lo sợ nên xin theo hầu thái hậu ở cung Trường Tín. Có thể bài “Đoàn Phiến Thi” được sáng tác tại cung Trường Tín, bài thơ nhỏ này dùng từ thái mới mẻ, tình như ai oán, biểu hiện thật ủy uyển hàm súc, có một loại khí độ oán mà không giận.
Ban Chiêu
Em gái của Ban Cố, Ban Siêu. Ban Cố soạn Hán Thư, bộ sử nối tiếp Sử Ký của Tư Mã Thiên, Hán Thư chưa kịp hoàn thành thì Ban Cố bị Lạc Dương Lệnh hãm hại mà chết, Ban Chiêu giúp anh hoàn tất phần “Thiên Văn Chí” trong Hán Thư.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét